Hoạt động M&A bất động sản tại Việt Nam vẫn tiếp tục khởi sắc

Theo báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) tại thị trường Việt Nam vẫn duy trì được sự quan tâm. Điều này được thể hiện rõ nét qua tình hình M&A trong lĩnh vực bất động sản trong 9 tháng năm 2023.

Hoạt động M&A vẫn duy trì được sự quan tâm

Theo báo cáo của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hoạt động M&A vẫn duy trì được sự quan tâm. Một số chủ đầu tư thay vì nhu cầu chuyển nhượng toàn bộ dự án đã cố gắng theo đuổi bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư cùng góp vốn thực hiện dự án.

Cụ thể, theo VARS, M&A đang phát triển không tương xứng với tiềm năng. Nhóm các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia... Quy mô vốn cho mỗi thương vụ khoảng từ 20 – 50 triệu USD.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư ngoại đã bắt đầu chuyển vốn vào các dự án bất động sản tại Việt Nam theo hình thức mua lại cổ phần. Vướng mắc về pháp lý là rào cản khiến các thương vụ bị “kìm chân”, khiến nhà đầu tư ngoại không có nhiều cơ hội chọn lựa, làm hoạt động tiên dự án pháp lý sạch, có tiềm năng trong tương lai, vị trí đẹp và giá bán giảm 10-20%.

Thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục chuyển động tích cực với nhiều lợi thế hấp dẫn làn sóng dịch bất động sản công nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và kỳ vọng tăng cường hợp tác từ các hiệp định thương mại cùng hàng loạt hoạt động ngoại giao tích cực.

Trong đó, làn sóng đầu tư “mới” từ các doanh nghiệp nước ngoài tạo ra hiệu ứng lan tỏa, mở ra những khu vực kinh tế năng động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế.

Sau thời gian dài phải đối mặt với khó khăn do đơn hàng giảm sút, tồn kho tăng cao, khó tiếp cận tín dụng,… đơn hàng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã bắt đầu tăng trở lại. Qua đó, thúc đẩy bất động sản công nghiệp phát triển hơn nữa. Tạo tiền đề phát triển nhiều công nghiệp phụ trợ, tạo cơ hội phát triển bất động sản nhà ở, nhà ở cho thuê.

Đáng chú ý, M&A bất động sản công nghiệp sôi động. Hầu hết các thương vụ M&A thành công thuộc về M&A các khu công nghiệp. Tất cả người mua đều là nhà đầu tư nước ngoài, từ Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… Kỳ vọng có nhiều hơn các thương vụ đang trong quá trình đàm phán sẽ đi đến “hồi kết” vào cuối năm.

Dữ liệu từ Cushman & Wakefield ước tính, giá trị giao dịch các thương vụ M&A bất động sản tại Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD trong năm 2022. Đây được xem là mức giá trị giao dịch cao nhất trong 5 năm qua, chủ yếu tập trung vào phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai.

Hàng loạt thương vụ đáng chú ý

Tập đoàn dịch vụ bất động sản toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) có trụ sở tại Anh cho biết, mặc dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài.

Gần đây, thị trường Việt Nam chứng kiến hoạt động M&A sôi động với nhiều thương vụ lớn, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường Real Capital Analytics, tổng doanh số của các thương vụ M&A bất động sản được công bố chính thức tại Việt Nam đạt hơn 1,5 tỉ USD vào năm 2022 - cao nhất kể từ năm 2018.

Giá trị giao dịch đạt hơn 500 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch COVID-19).

Đặc biệt, Quỹ tín thác Thái Lan (SHREIT) đã hoàn tất các thương vụ bán khách sạn IBIS Sài Gòn South và khách sạn Capri by Frasers tại TP.HCM cho Công ty bất động sản LT Rubicon, có trụ sở tại Anh với giá khoảng 33 triệu USD vào tháng 6-2023.

Hoạt động M&A tại thị trường bất động sản Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài.  
Hoạt động M&A tại thị trường bất động sản Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài.  

Trong một thỏa thuận khác, Tập đoàn điều hành và quản lý bất động sản toàn cầu Keppel Land đã ký các thỏa thuận ràng buộc để mua lại từ Tập đoàn Khang Điền 49% cổ phần trong hai dự án khu dân cư liền kề tại thành phố Thủ Đức, với tổng giá trị 136 triệu USD..

Tuy nhiên, thực tế, có nhiều rào cản khiến hoạt động M&A chưa thể bứt phá, như ách tắc pháp lý khiến nhiều dự án dù muốn cũng không đủ điều kiện để chuyển nhượng. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thủ tục hành chính đất đai phức tạp cản trở nhiều dự án, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Để có nhiều thương vụ M&A thành công, VARS kiến nghị cho phép chủ đầu tư “đuối sức”, không đủ nguồn lực để triển khai dự án được chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án tương ứng với điều kiện tối thiểu là hoàn thành giải phóng mặt bằng. Để tài sản/dự án được định giá ở mức hợp lý, vừa có lợi cho bên mua nhưng cũng không gây thiệt hại cho bên bán, thị trường rất cần một kênh xúc tiến đầu tư bất động sản chuyên biệt, uy tín, hiệu quả. Đồng thời, kết nối các chủ đầu tư với các nhà đầu tư để thực hiện kêu gọi đầu tư hoặc M&A dự án.

Như vậy, dự án có thể tiếp tục triển khai, chống thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn cung cho thị trường. Trong tháng 7, VARS sẽ khởi động chuỗi chương trình chuyên sâu trong vai trò kết nối, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trong các hoạt động tư vấn hợp tác đầu tư các dự án M&A.

An Nhiên

Theo Kinh doanh và Phát triển