Sau Hạ Long và Nha Trang, đâu là vịnh biển thu hút dòng vốn “tỷ đô” tiếp theo của Việt Nam?

Việt Nam gắn liền với địa thế vịnh biển với 40 thành phố giáp biển. Trong đó, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là hai vịnh biển góp mặt trong danh sách những vịnh biển đẹp nhất hành tinh do World Bays bình chọn.

Nha Trang và Hạ Long nhanh chóng trở thành những điểm đến sáng giá cho giới ưu tú trong cả khu vực. Là địa điểm có lịch sử phát triển từ lâu, quy hoạch đô thị ghi nhận tỷ lệ lấp đầy dự án đã cao. Lợi thế du lịch vững mạnh và các động lực kinh tế khác được đẩy mạnh là hấp lực giúp bất động sản các khu vực này đón đà phát triển.

Theo thống kê của CBRE Việt Nam, đến hết năm 2019, Khánh Hòa có tổng cộng hơn 13.000 căn hộ du lịch (condotel) đã mở bán. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022 đến nay, bất động sản Quảng Ninh đang đi ngang và một số phân khúc đầu cơ đã có tín hiệu điều chỉnh giảm 20-25%.

Vịnh biển tiếp theo sẽ thu hút du lịch và giới đầu tư “tỷ đô”

Vịnh Đà Nẵng liên tục được truyền thông quốc tế ca ngợi như một trong những điểm đến hấp dẫn như bãi Tiên Sa, bãi Đá Đen (phía Tây Sơn Trà). Đặc biệt, vịnh Tây Bắc Đà Nẵng là khu vực sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hài hòa với bãi Nam Ô, bãi Liên Chiểu, hòn Hành, hòn Chảo…

Đà Nẵng được ưu ái với tên gọi "thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, là trung tâm du lịch quốc gia với cảnh quan biển, núi, rừng và các điểm tham quan phong phú. Được biết, sau đại dịch, Đà Nẵng là một trong những địa phương phục hồi du lịch tốt nhất cả nước. Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2022 tăng 41% so với cùng kỳ. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú quý 2 tăng 2.8 lần.

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà.
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà.

Song song với phát triển du lịch, vịnh Đà Nẵng còn mang trong mình nhiều nội lực về kinh tế. Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2030 - tầm nhìn đến năm 2045, vịnh Đà Nẵng được xác định là trọng tâm phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, được đầu tư xây dựng vịnh với kiến trúc và dịch vụ đặc sắc tạo điểm nhấn cho Đà Nẵng, phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics.

Theo đó, từ năm 2020 cho đến nay, khu vực Tây Bắc vịnh Đà Nẵng đã đón nhận những tín hiệu tích cực từ hạ tầng và kinh tế như: xây dựng cảng Liên Chiểu, đầu tư hoàn thiện khu công nghệ cao Đà Nẵng, khai thác cảnh quan đường Nguyễn Tất Thành... Các chuyên gia đánh giá, động lực vĩ mô trên sẽ tạo đà thúc đẩy cho các lĩnh vực liên quan phát triển và phục hồi, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.

Thống kê từ khi “mở cửa bầu trời” tới cuối tháng 6/2022, Đà Nẵng đã đón 286 chuyến bay quốc tế với 35.000 lượt khách. Và ngày 24/6 vừa qua, Đà Nẵng đón 120 chuyến bay nội địa và quốc tế tới thành phố, con số kỷ lục, vượt mốc cao nhất của năm 2019 - thời điểm dịch bệnh Covid-19 chưa xảy ra.

Mới đây, Đà Nẵng trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam đăng cai Diễn đàn phát triển đường bay Châu Á 2022. Với việc tổ chức thành công sự kiện tầm cỡ quốc tế duy nhất về hàng không và du lịch của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thành phố cũng như ngành du lịch kỳ vọng sẽ tạo ra một cơ hội mới để quảng bá điểm đến với các nước trên thế giới.

Thời gian qua nhiều ông lớn bất động sản liên tục đổ bộ vào Đà Nẵng để mở rộng quỹ đất, đầu tư, phát triển ‘dự án khủng’.

Nhận thấy tiềm năng tương lai của khu vực Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, một số ông lớn đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội phát triển dự án. Nổi bật là Shizen Nami – dự án căn hộ tích hợp trung tâm y học tái tạo -  do Gotec Land làm nhà phát triển dự án. Được biết, trung tâm y học tái tạo này có sự tham gia của StemCells 21 (Thái Lan) và TruDiagnostic (Mỹ), là các thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ứng dụng tế bào gốc và phân tích, giải mã biểu đồ gen. Dự án được giới chuyên gia đánh giá cao nhờ việc nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của cộng đồng, đánh thức ngành du lịch y tế (medical tourism) ngay tại vùng vịnh Tây Bắc Đà Nẵng – khu vực phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai.

Theo Đồ án Quy hoạch, Đà Nẵng sẽ hình thành 2 vành đai kinh tế, gồm: vành đai phía Bắc là vành đai “công nghiệp công nghệ cao và cảng biển – logistics”; vành đai phía Nam là vành đai “đổi mới sáng tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Trong đó, Tập đoàn Sun Group tham gia ý tưởng thuộc Phân khu Đô thị sườn đồi với Dự án Khu tổ hợp đô thị thông minh – phi thuế quan với diện tích 1.110 ha. Đồng thời, Sun Group đề xuất tham gia nghiên cứu và đầu tư Khu đô thị ven sông Tây Nam Nhà máy nước Cầu Đỏ (khoảng 50 ha).

Tập đoàn Liên Thái Bình Dường (IPPG) được Đà Nẵng thống nhất tiếp nhận ý tưởng quy hoạch Phân khu Đô thị sườn đồi (khoảng 2.729 ha). Bên cạnh đó, IPPG còn đề xuất ý tưởng quy hoạch Dự án Khu tổ hợp đô thị thông minh – phi thuế quan (khoảng 850 ha) và đề nghị tài trợ chi phí quy hoạch Phân khu Khu đô thị sân bay.

Tập đoàn Vingroup tự khảo sát khoảng 450 ha tại xã Hòa Châu – Hòa Tiến, cũng có sự tham gia của Công ty cổ phần Phát Đạt…

Ngoài ra, tại buổi làm việc ngày 18/07 Tập đoàn F&B Holdings (Hàn Quốc) cũng mong muốn sớm có kế hoạch liên kết và trở thành đối tác cùng xây dựng và đầu tư một số hạng mục tại khu vực cảng biển Đà Nẵng, trong đó chú trọng xây dựng Cảng biển Du lịch đưa các Tàu du lịch cỡ lớn vào Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.

Như vậy, với sự góp mặt của các “ông lớn” và loạt dự án tận dụng thế mạnh thiên nhiên, cùng việc đầu tư hạ tầng… đã và đang khẳng định lợi thế, tiềm năng của một làn sóng chuyển dịch bất động sản hướng về khu vực vịnh Đà Nẵng. Chỉ trong thời gian ngắn, Đà Nẵng sẽ xây dựng được một hệ sinh thái bất động sản vịnh biển hoàn chỉnh và kiến tạo sức bật cho thành phố trong giai đoạn mới.

Thanh Xuân

Theo Chất lượng và Cuộc sống