Sôi động làn sóng đầu tư nhà đất gần khu công nghiệp

Sau nhiều chu kỳ biến động giá thị trường tại hầu hết các phân khúc cao cấp, các loại hình nhà đất cao cấp. Nhận thấy tính thanh khoản các sản phẩm này dần khó hơn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu “nghỉ ngơi” để nhận diện cơ hội và điều chỉnh chiến lược.

 

Sôi động làn sóng đầu tư nhà đất gần khu công nghiệp - Ảnh 1

Đánh mạnh vào nhu cầu ở thực

Đầu tư vào các phân khúc bất động sản cao cấp không còn là “miếng bánh ngon”. Các nhà đầu tư đang dần có động thái bán “thoát hàng” những sản phẩm có biên độ sinh lợi nhuận kém đồng thời thu mua những dự án giá rẻ, bình dân nhưng tính thanh khoản khả quan hơn.

Anh Tuấn (TP.HCM) cho biết anh vừa bán đi 2 căn hộ cao cấp tại TP.HCM và lô đất nền tại Đồng Nai mua từ vài năm trước với mức lợi nhuận hơn 50%. Thay vì tiếp tục đầu tư vào các loại hình nhà đất cùng phân khúc giá cao, anh đã dùng toàn bộ số tiền thu được đầu tư một loạt sản phẩm căn hộ giá rẻ tại Tân Uyên và Phú Giáo.

Anh Tuấn cho rằng, thị trường đang chuyển hướng sang các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực, giá hợp lý với thu nhập của người dân. Vì thế, bán bớt các sản phẩm cao cấp là hợp lý vì giá khó có thể tăng thêm, thanh khoản cũng khó khăn. Ngược lại, bỏ vốn vào các sản phẩm giá rẻ, nhu cầu đang tăng cao thì vừa đảm bảo thanh khoản vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận.

“Giai đoạn này thị trường cần những sản phẩm thật, giá trị thật. Nếu chọn lựa đầu tư những sản phẩm tại các khu vực đang bắt đầu phát triển, nhiều hạ tầng lớn và khu công nghiệp mới được đầu tư thì không thể thua được”, anh nói.

Tương tự như anh Tuấn, nhiều nhà đầu tư cũng mong muốn thanh lý hàng loạt bất động sản đang nguội lạnh, là tàn tích của hầu hết các đợt “gom hàng” dịp sốt đất vừa qua. Nhiều người thậm chí đang muốn bán ra những sản phẩm trót đầu tư theo phong trào tại các khu vực quá xa các đô thị lớn như Bình Phước, Tây Ninh, Daklak… vốn ít dân cư và hạ tầng kém phát triển. Sau đó, lại là công cuộc săn hàng giá rẻ để tiền tiền đầu tư nhanh chóng sinh lời. Một trong những địa điểm hợp lý lúc này chính là bất động sản liền kề khu công nghiệp. Bởi, nơi đây sở hữu nhiều yếu tố cần có để gia tăng giá trị nhà đất như cơ sở hạ tầng, nhu cầu ở thực,…

Nguồn ảnh: Internet  
Nguồn ảnh: Internet  

Bất động sản liền kề khu công nghiệp đón sóng đầu tư mới

Theo công bố thông tin thị trường bất động sản quý II/2022 của Bộ Xây dựng, giao dịch đất nền vẫn giữ thế chủ đạo trên thị trường, đặc biệt là sản phẩm giá rẻ. Tại khu vực phía Nam có 34.291 giao dịch sản phẩm căn hộ nhưng phân khúc đất nền ghi nhận đến 104.479 giao dịch.

Xét chung về giá nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý 2, Bộ Xây dựng ghi nhận mức cao nhất tại thị trường TP.HCM là dự án Villa Riviera với 249 triệu đồng/m2. Trong khi đó, các khu vực vùng ven giáp ranh TPHCM mặt bằng giá cũng rất cao. Cụ thể, tại Bình Dương giá cao nhất khoảng 85 triệu đồng/m2 còn tại Đồng Nai lên đến 180 triệu đồng/m2.

Số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng ghi nhận nửa đầu năm 2022 các dự án mở bán đều được thị trường hấp thụ. Lượng sản phẩm tồn kho hiện nay chỉ ở phân khúc căn hộ, nhà ở cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và các dự án ở vị trí không thuận lợi.

Xét về yếu tố giá cả, thị trường chứng kiến hiện tượng tăng giá đột biến trên diện rộng ở các khu vực nổi bật sau đợt giãn cách xã hội lịch sử do covid-19. Vì thế, nhiều nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các khu vực mới phát triển và có nhu cầu tiêu thụ cao. Hơn nữa, tại đây các sản phẩm được sự đoán có tính thanh khoản cao do mức giá còn thấp, phù hợp với nhu cầu của nhiều người.

Làn sóng đầu tư bất động sản gần khu công nghiệp đang đứng trước cơ hội bùng nổ bởi nhu cầu phát triển công nghiệp của Việt Nam đang tăng mạnh. Đặc biệt, những khu vực mới như phía Bắc tỉnh Bình Dương sẽ kéo theo hàng loạt yếu tố phát triển về hạ tầng, logistics, thương mại - dịch vụ… chính là thời cơ để các nhà đầu tư đón sóng tốt nhất.

Những địa phương này đang được đầu tư các hạ tầng và bổ sung hàng chục khu công nghiệp lớn. Về hạ tầng nổi bật là nâng cấp quốc lộ 14, ĐT 741, ĐT 747, trục động lực Tân Uyên – Phú Giáo – Đồng Phú, đường tạo lực Bình Dương – Đồng Phú, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn, Vành đai 4 và cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước… Tân Uyên – Phú Giáo – Bến Cát cũng hứa hẹn trở thành “thủ phủ” công nghiệp khi bên cạnh các cụm công nghiệp Tam Lập, Phước Hòa, Thái Bình Dương, Bố Lá, Vĩnh Hòa... còn đang phát triển một loạt dự án mới gồm Tân Bình 2, Vĩnh Lập, Tam Lập, An Linh, An Bình, VSIP IV.

Theo Chất lượng và Cuộc sống