Các thủ tục hành chính nặng nề và nan giải, tốn nhiều thời gian và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Bắt tay vào làm thực tế mới thấy thủ tục như “mê hồn trận”…
Mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 được coi là hết sức đúng đắn và nhân văn. Tuy vậy, đến nay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dành cho người có thu nhập thấp hầu như chưa có bước đột phá nào, trong khi thời gian đến năm 2030 ngày một ngắn lại.
Trong bối cảnh bất động sản suy thoái, khó khăn bủa vây, nhiều doanh nghiệp xây dựng đứng trước nguy cơ phá sản hoặc giải thể. Mục tiêu trước mắt của các doanh nghiệp chỉ là sổng sót qua “mùa đông” của ngành.
Cán cân phân khúc bất động sản đang nghiêng nhiều về nhóm nhà ở thương mại cao cấp dẫn tới tình trạng lệch pha cung cầu trầm trọng. Nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho công nhân chậm triển khai vì vướng mắc về vấn đề pháp lý. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chủ yếu liên quan đến pháp luật về đất đai.
Theo VNBA, ngành ngân hàng sẽ có giải pháp hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhưng sẽ chỉ tháo gỡ cho những dự án đã đầy đủ tính pháp lý và có hiệu quả.
(CL&CS) - Những khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua được nhắc đến rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai và mở bán các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)...Thậm trí, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% số lao động.
Mặc dù thị trường bất động sản sau dịch Covid-19 đã phục hồi và tăng trưởng trở lại nhưng vẫn chưa thật sự an toàn, lành mạnh và bền vững. Nhiều khó khăn vẫn đang “bủa vây” từ chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS) đến người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp, khi họ rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Mới đây, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương cho biết, các tổ chức tín dụng rất lúng túng và gặp khó khăn trong việc triển khai, hướng dẫn trong việc cấp thẻ tín dụng online.
Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nắm bắt thông tin, nghe ý kiến và đề xuất từ phía các hiệp hội, nhất là tiếng nói của doanh nghiệp để tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tập trung phục hồi cũng như tạo sự bứt phá.
Theo kết quả khảo sát hơn 1.800 doanh nghiệp (DN) ngành du lịch trên toàn quốc trong tháng 8/2021, 96% số DN phải ngừng, tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó, hơn một nửa số DN bị động, không dự tính được thời gian phải đóng cửa bao lâu.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2021 mới được hơn 40% kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khoá, tiền tệ, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu tác động của đại dịch Covid-19.
Theo kết quả cuộc khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải một loạt những khó khăn trong đó phải kể đến: khó khăn về trả lương lao động; trả lãi vay ngân hàng; trả tiền thuê đất/kho bãi/nhà xưởng/văn phòng; trả nợ gốc cho ngân hàng; đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Thời gian vừa qua, rất nhiều gói hỗ trợ đã được Chính phủ triển khai, nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cho biết không dễ để tiếp cận được với các gói hỗ trợ này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa chỉ đạo các Sở, ngành xem xét, giải quyết khó khăn cho 61 hồ sơ dự án bất động sản (BĐS) cho doanh nghiệp trên địa bàn trước ngày 15/4.