Thị trường bất động sản đang chịu áp lực thanh khoản nặng nề
Những khó khăn vướng mắc mà thị trường bất động sản (BĐS) đang gặp phải ảnh hưởng mạnh đến tính thanh khoản ở hầu hết các phân khúc. Thanh khoản chậm và kéo dài có thể đe dọa đến nền kinh tế cả nước.
Trong năm 2023, sẽ có khoảng 4,6 tỷ USD trái phiếu BĐS đến hạn, trước tình hình ảm đạm của thị trường như hiện nay nếu không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ Chính phủ thì các doanh nghiệp sẽ khá khó khăn, chật vật để trả nợ.
Rất nhiều người lo sợ lĩnh vực BĐS sẽ ảnh hưởng và rơi vào khủng hoảng, nếu không sớm ngăn chặn “làn sóng” vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến các ngành nghề kinh tế khác. Mặc dù, quy mô nợ BĐS ở Việt Nam không quá lớn nhưng BĐS là lĩnh vực quan trọng ở nước ta, đóng góp đến 11% vào hoạt động kinh tế. Để nhanh chóng cứu vãn tình hình cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều từ Chính phủ.
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp BĐS hoang mang không biết bao giờ tình cảnh khó khăn mới kết thúc và bao giờ thị trường sẽ phục hồi tăng trưởng trở lại. Mọi người đều đang chờ động thái tiếp theo của Chính phủ đối với cơn khủng hoảng của thị trường.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam đạt 7% năm 2022 đứng đầu nhóm ASEAN-5 nếu khủng hoảng BĐS xảy ra thật sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Ngân hàng là lĩnh vực liên quan mật thiết đến BĐS, nếu BĐS rơi vào khó khăn thì ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi “liên lụy”.
Thị trường BĐS đang ngày càng căng thẳng hơn khi thanh khoản chậm, doanh số bán hàng sụt giảm và ước tính sẽ giảm thêm 5% vào năm 2023. Thay vì mất 2 tháng để bán được 1000 căn nhà như trước đây, thì bây giờ phải mất tận 6 – 8 tháng. Tình trạng lạm phát khiến chi phí đầu vào và nhân công tăng cao dẫn đến số lượng doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính cũng nhiều hơn. Khi không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp đành tìm đến những khoản vay không chính thống với mức lãi suất “trên trời” và bán lại sản phẩm với chiết khấu cao tận 40%.
Thị trường ngày càng căng thẳng khi thanh khoản chậm, doanh số bán hàng giảm, ước tính 2023 sẽ giảm thêm 5%. |
Sự khó khăn của thị trường bắt đầu từ khi phát hành trái phiếu bị kiểm soát sau những lùm xùm từ các tập đoàn BĐS lớn. Kiểm soát trái phiếu là việc cần thiết để chấn chỉnh lại thị trường, 2023 là năm trái phiếu BĐS đến hạn nhiều nhất và sẽ đem lại nhiều rắc rối hơn cho thị trường.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để từng bước tháo gỡ khó khăn, bước đầu tiên nên điều chỉnh lại Nghị định 65, cho phép các doanh nghiệp gia hạn thêm 2 năm kỳ hạn trả nợ trái phiếu.
Với mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất lớn trên thế giới thì tăng trưởng kinh tế là yếu tố phải được thực hiện. Do đó, cần nâng cao chủ động tìm ra biện pháp để giải quyết những rủi ro xảy ra ở hiện tại và tương lai. Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đang nhanh chóng tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn nhưng đây chỉ là cách giảm bớt một phần nhỏ khó khăn chứ vẫn không thể giải quyết triệt để.
Ngoài ra, nên tạo điệu kiện cho nhà đầu tư trở lại thị trường trái phiếu bằng cách rút ngắn thời gian phê duyện phát hành trái phiếu còn 1 tháng trở xuống. Đẩy nhanh tốc độ cấp phép của các doanh nghiệp BĐS, giảm lãi suất, đảm bảo các thông tin trái phiếu chính xác là các yếu tố giúp thị trường “dễ thở” hơn.
Có thể thấy, việc siết chặt nguồn vốn tín dụng cùng với những điểm “nghẽn” của các kênh huy động vốn khác đã trở thành vấn đề đáng quan tâm. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn đang chờ đợi những quy định mới đối với việc phát hành và giao dịch trái phiếu vì trong nắm tới sẽ có đến 4,6 tỷ USD trái phiếu đến hạn. Việc trả nợ trái phiếu sẽ vô cùng khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp BĐS.
BĐS đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán, cổ phiếu BĐS đang đứng bên bờ vực nguy hiểm khi giá cổ phiếu NVL, HPX, PDR đã giảm hơn 80%. Cùng với đó, Novaland doanh nghiệp BĐS lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán cũng đang thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp BĐS vay vốn thông qua kênh trái phiếu cũng sẽ bị chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Trái phiếu BĐS của các nhân hàng thương mại lớn như Techcombank, TPBank, MBBank chiếm đến 30 – 70%. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu đã không còn dễ dàng khi cổ phiếu bị bán tháo, bán lỗ, chỉ số VN-Index đã giảm 31% so với đầu năm.