TP.HCM: Giá nhà ở giảm nhẹ ở một số khu vực nhưng mặt bằng chung vẫn tăng mạnh
Thời gian gần đây giá nhà ở TP.HCM có xu hướng tăng kỷ lục, đặc biệt ở phân khúc căn hộ chung cư. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu hụt nguồn cung, mặt khác các chủ đầu tư tập trung phát triển loại hình nhà ở cao cấp, hạng sang đã nâng mức giá thị trường sơ cấp lên cao hơn so với mức thu nhập bình quân của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế ở một vài khu vực tại TP.HCM giá nhà có dấu hiệu giảm nhẹ.
Mặt bằng chung giá cả căn hộ ở TP.HCM
Được xem là đầu tàu kinh tế của đất nước, mỗi năm TP.HCM đón thêm hàng nghìn người lao động từ nhiều tỉnh thành khác đổ về học tập, lao động. Do đó, nhu cầu nhà ở luôn ở mức cao dẫn đến giá cả cũng đắt hơn rất nhiều so với địa phương khác.
Kể từ năm 2018 đến nay, bất động sản TP.HCM liên tục tăng giá, nguồn cung giảm khiến cho việc sở hữu nhà tại nội đô trở nên khó khăn. Chưa kể, trong khi phân khúc căn hộ cao cấp nguồn cung tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái thì phân khúc căn hộ giá rẻ hiện nay gần như “tuyệt chủng”, gây không ít khó khăn cho người dân trong việc sở hữu nhà ở.
Nhìn chung giá nhà ở đang bị đẩy lên khá cao, tuy nhiên theo báo cáo thị trường gần đây ghi nhận, một vài quận, huyện trong địa bàn thành phố vẫn có dấu hiệu giảm nhẹ.
Cụ thể, tại các quận đông đúc dân cư sinh sống như Bình Thạnh giá bán tăng 12 triệu/m2, chạm ngưỡng 65 triệu/m2. Tương tự, tại Quận 3 là quận có vị trí đắc địa, gần trung tâm thành phố từ đầu năm đến nay giá bán đã tăng thêm 12 triệu/m2, một căn hộ tại đây giá rao bán lên đến 71 triệu/m2. Ngoài ra một số Quận khác như Quận 1, 5, 10, Phú Nhuận giá cả các căn hộ tại đây cũng ghi nhận mức giá tăng cao hơn trước, là những quận tập trung đông đúc dân cư tuy nguồn cung có tăng trong thời gian qua nhưng so với tổng số căn hộ toàn thành phố thì mức tăng trưởng chỉ chiếm khoảng 25%. Những quận huyện khác điển hình như Quận 7, Quận 8 ghi nhận mức tăng nhẹ khoảng dưới 1 triệu/m2, nguồn cung căn hộ giá rẻ, trung bình ở đây đa dạng hơn các quận khác, giá căn hộ dao động khoảng 33 triệu/m2 và 44 triệu/m2. Riêng giá tăng hộ tại Quận 7 mức giá ghi nhận khoảng
40 – 60 triệu/m2.
Trái ngược với tình hình các quận trên, các căn hộ Quận 11 ghi nhận mức giá giảm khoảng 3 triệu/m2, mức giá hiện nay chưa tới 41 triệu/m2. Khu vực có mức giá giảm mạnh nhất là Tân Bình và Quận 4 với mức giá giảm bất ngờ giữa cơn sốt giá nhà ở tại TP.HCM lần lượt là 5 triệu/m2 và 6,5 triệu/m2. Mặc dù là những quận gần trung tâm và dân cư đông đúc nhưng nhưng tiện ích xung quanh các khu chung cư không được đánh giá cao và gần đây không có dự án mới được mở bán ra thị trường. Đối với các quận, huyện xa trung tâm như Nhà Bè, Quận 6, Quận 12 giá bán không biến động quá nhiều, mức giá bán ra có xu hướng giảm nhẹ.
Từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận hơn 14.700 căn hộ mới được mở bán, với mức giá từ 40 triệu/m2 trở lên, tỷ lệ tiêu thụ khoảng 65 – 85%. Tuy nguồn cung thiếu hụt nhưng mức độ quan tâm của người dân đối với căn hộ chung cư giảm mạnh, do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong khi giá nhà ở ngày một leo thang cùng với đề xuất thời hạn sở hữu chung cư đã khiến không ít người dân lo ngại.
Giảm nhẹ ở một số khu vực không đáng kể so với mức tăng trưởng chung
Ở một số khu vực có mức giá đi ngược lại với tình hình chung của thị trường, giá giảm nhiều nhất cũng chỉ khoảng 6,5 triệu/m2, giảm hơn một nửa so với mức tăng cao nhất 12 triệu/m2. Trong vòng 3 năm qua các dự án chung cư mới mới không còn mức giá 35 triệu/m2. Chung chư giá rẻ hầu như đã biến mất trên thị trường và theo nhiều chuyên gia dự đoán tình trạng này vẫn sẽ kéo dài khi nguồn cung căn hộ hạng sang đang chiếm phần ưu thế, không chỉ ở trung tâm thành phố mà cả các quận vùng ven các các căn hộ trung cấp, cao cấp cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Không chỉ lệch pha cán cân cung cầu trên thị trường mà cả giá bán chung cư cũng đang mất cân bằng so với thu nhập thực tế của người dân, dư nguồn cung cao cấp thiếu nguồn cung giá rẻ. Dẫn đến thị trường phát triển không cân đối, số lượng giao dịch giảm dần cho dù nhu cầu nhà ở tăng cao. Tuy thị trường BĐS phát triển nhưng tình trạng khan hiếm nguồn cung giá rẻ, chênh lệch mức giá bán vẫn đang là vấn đề nan giải chưa thể nhanh chóng cải thiện, giảm áp lực nhà ở cho người dân.
Để có thể thi công, hoàn thiện một dự án chung cư phải mất rất nhiều thời gian về vấn đề thủ tục pháp lý cũng như quá trình xây dựng. Giải pháp để hạn chế mất cân bằng thị trường nhà ở hiện nay cần đồng bộ cơ chế chính sách và khuyến khích xây dựng dự án căn hộ phù hợp với kinh tế của người dân, nâng cao tỷ lệ sở hữu nhà ở và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.