Khánh Hòa có lượng giao dịch BĐS 'khủng' trong quý II/2022

Tổng giá trị giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa trong Quý II/2022 đạt hơn 7.820 tỷ đồng. Trong khi đó, đất nền có 7.742 giao dịch, chung cư có 168 giao dịch và 760 giao dịch nhà ở riêng lẻ.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Công văn số 2118/BXD-QLN ngày 14/6/2022 về việc thực hiện việc công bố thông tin Quý II năm 2022 về Nhà ở và thị trường bất động sản.

Theo Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Khánh Hòa, trong quý II/2022, thị trường bất động sản địa phương đã có chuyển biến tích cực với tổng giá trị giao dịch khoảng gần 8.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lượng giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa không xuất phát từ các dự án mà tập trung chủ yếu ở phân khúc đất nền với tổng giá trị giao dịch hơn 7.820 tỷ đồng. Cụ thể, chung cư có 168 giao dịch và 760 giao dịch nhà ở riêng lẻ. Trong khi đó, đất nền có 7.742 giao dịch.

Theo báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Sở Xây dụng Khánh Hòa.  
Theo báo cáo thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Sở Xây dụng Khánh Hòa.  

Hiện toàn tỉnh đang có 10 dự án nhà ở thương mại với khoảng 4.796 căn. Trong đó, có 9 dự án đang triển khai với 3.475 căn và một dự án hình thành trong tương lại với 1.321 căn.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa đang có 10 dự án nhà ở thương mại gồm 9 dự án đang triển khai trong quý với 3.475 căn nhà riêng lẻ và 1 dự án hình thành trong tương lai với 1.321 căn nhà riêng lẻ.

Theo báo cáo, hiện có 3 dự án nhà ở thu nhập thấp khu đô thị đang triển khai với 1.490 căn; 26 dự án du lịch nghỉ dưỡng với 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch đang triển khai.

Khánh Hòa có lượng giao dịch BĐS 'khủng' trong quý II/2022 - Ảnh 1

Theo báo cáo, hiện có 3 dự án nhà ở thu nhập thấp khu đô thị đang triển khai với 1.490 căn; 26 dự án du lịch nghỉ dưỡng với 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch đang triển khai.

Khánh Hòa có lượng giao dịch BĐS 'khủng' trong quý II/2022 - Ảnh 2

Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, thị trường bất động sản có chuyển biến với các thông tin tích cực từ việc Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp tục triển khai và đưa dự án vào khai thác, cùng với việc nhiều dự án bất động sản đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, đất đai, xây dựng dự kiến trong quý III/2022 tình hình bất động sản sẽ trở nên sôi động hơn.

Bên cạnh đồ án Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai lập nhiều quy hoạch lớn nên các nhà đầu tư bất động sản nhộn nhịp đổ bộ đến xin đầu tư dự án, cùng với việc ngành du lịch đón khách quốc tế trở lại được xem là lực đẩy cho thị trường bất động sản trong năm 2022.

Trong đó, tỉnh Khánh Hòa đang triển khai lập cùng lúc 3 đồ án quy hoạch lớn bao gồm: Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040; Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

BĐS Khánh Hòa sôi động trong quý II/2022.  
BĐS Khánh Hòa sôi động trong quý II/2022.  

Với những hiệu ứng tích cực nêu trên, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới được dự đoán sẽ có những tiến triển tốt hơn.

Liên quan đến tình hình thị trường BĐS của Khánh Hòa, giai đoạn vừa qua nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh này đã tăng trưởng nóng buộc chính quyền vào cuộc siết tình trạng phân lô bán nền.

Trong đó, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Khánh Hòa Phan Việt Hoàng cho rằng, nếu không kiểm soát được việc phân lô bán nền tự phát sẽ gây ra nhiều hệ lụy phức tạp như tình trạng khiếu kiện, phá vỡ quy hoạch phát triển chung của khu vực, kể cả quy hoạch giao thông và xây dựng.

Cũng theo ông Hoàng, trong trường hợp hình thành nhiều khu dân cư tự phát với quy mô lớn sẽ kéo theo những bất cập trong việc giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, môi trường… cho người dân. Về lâu dài, sẽ phát sinh nhiều tiêu cực và hệ lụy cho xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên. Đối với những dự án kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tiếp cận với quỹ đất bởi tình trạng “da beo”, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của địa phương.

Minh chứng là mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu UBND huyện Cam Lâm hủy các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số trường hợp hiến đất làm đường, phân lô, tách thửa không phù hợp quy định pháp luật…

Đồng thời, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng có văn bản gửi các sở: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, TP yêu cầu kiểm tra, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng và xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối… để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật…

Thanh Xuân

Theo Kinh doanh & Phát triển