Các chuyên gia cho rằng, trong 2 quý đầu của năm 2022, khan hiếm nguồn cung và khó khăn trong việc huy động vốn chính là hai yếu tố tác động nhiều đến cục diện của thị trường bất động sản.
Trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản ghi nhận sức mua ở nhiều loại hình có xu hướng giảm nhưng giá bán thì vẫn tăng, đặc biệt là căn hộ chung cư khiến người có nhu cầu mua nhà để ở khó tiếp cận. Trong khi đó, thị trường bất động sản vừa qua cũng xôn xao khi chung cư được đề xuất có thời hạn 50 năm, bất động sản khu công nghiệp nóng và giá đất nền nhiều nơi sốt đất cao.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị định số 44 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Nghị định số 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo phân tích của Savills Việt Nam, nguồn cung mới trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục duy trì như giai đoạn nửa đầu năm. Tuy nhiên, thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm sẽ đối mặt với nhiều thách thức như như siết nguồn tín dụng, nguồn cung thấp, giá bán cao, quy trình cấp phép dự án gặp khó...
Theo Savills Việt Nam, việc siết tín dụng có thể làm giảm nhóm người mua đầu cơ, lướt sóng và không có nhu cầu ở thực, từ đó giúp người mua nhà có nhu cầu thực đến gần với cơ hội sở hữu nhà hơn.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, tốc độ tăng gia của thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chậm lại, một số nơi xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt nếu so với cùng kỳ và thời điểm quý cuối năm ngoái.
Tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thị trường bất động sản đang bộc lộ một số hạn chế. Giá bất động sản liên tục tăng cao hơn so với thu nhập của người dân, quy hoạch còn nhiều bất cập ở các địa phương.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trong thời gian qua, các sàn giao dịch bất động sản hoạt động thiếu ổn định, gây sốt ảo và kiến nghị loạt giải pháp để phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Việc các cơ quan có thẩm quyền Trung ương sớm xem xét có kết luận dứt điểm các dự án bị dừng triển khai do thực hiện công tác rà soát pháp lý, kiểm tra, thanh tra, điều tra sẽ góp phần giúp thị trường bất động sản được khơi thông và phát triển trong thời gian tới.
Theo Bộ Tài chính, tài sản đảm bảo chủ yếu của trái phiếu bất động sản là tài sản hình thành trong tương lai và cổ phiếu nên tồn tại rủi ro khi thị trường bất động sản khó khăn.
Việc siết tín dụng không chỉ khiến các ông chủ dự án mà các doanh nghiệp xây dựng cũng đang “chới với” khi nỗi lo thiếu nguồn cung và thị trường dần thu hẹp.
Tại Quốc hội, đại biểu đã đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản trong đó có vấn đề “nhà 2 giá” và đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế quy định rõ ràng các biện pháp chống thất thu thuế theo quy định, đảm bảo phát triển lành mạnh, tránh nhũng nhiễu…
(CL&CS) - TPHCM sẽ hạn chế xây mới dự án cao tầng tại các quận 1, 3, 4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận. Ngược lại sẽ ưu tiên tăng các chỉ tiêu quy hoạch như dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng... cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành các tổ chức tín dụng siết chặt việc cấp vốn cho các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm đầu tư hay kinh doanh bất động sản. Việc siết tín dụng bất động sản khiến giảm nguồn cung, khi cung cầu không gặp nhau thì lĩnh vực này có thể sẽ đóng băng hoặc có nợ xấu ngân hàng.
(CL&CS) - Trước bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều biến động, các chuyên gia cảnh báo năm 2022, nếu lạm phát tăng cao, dòng tiền có thể đổ vào bất động sản nhiều thêm nhưng cũng khoét sâu vào “điểm yếu” của thị trường là vấn đề thanh khoản thấp.
Những chính sách mới của Nhà nước sẽ thị trường ổn định, phân khúc bất động văn phòng sẽ sôi động trở lại sau thời gian dài trầm lắng, bất động sản công nghiệp duy trì đà tăng trưởng sẽ là những yếu tố lạc quan về bức tranh thị trường bất động sản quý II/2022.
Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương và các bộ ngành, đà tăng giá nhà đất đã có dấu hiệu chững lại. Nhiều khu vực tăng quá mạnh đang dần “hạ nhiệt”, thanh khoản kém, vắng bóng người mua. Nhiều nhà đầu tư chật vật tìm cách thoát hàng, phải rao bán giảm giá, lao dốc không phanh…
Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường đã xuất hiện bong bóng cục bộ. Giá đất nền các khu vực tăng theo các dự án, giá nhà tăng nhưng thanh khoản không tăng tương xứng…
Những tồn tại, vướng mắc lâu nay cũng như sự thiếu đồng bộ của Luật Nhà ở với Luật Đất đai và các luật khác liên quan khiến thị trường bất động sản trì trệ