Bộ Xây dựng cho biết, theo thống kê của 60/63 địa phương trong quý III/2024, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II.
Theo Bộ Xây dựng, trong quý III số lượng hàng tồn kho các dự án tăng hơn 50%, nhà ở riêng lẻ, đất nền tăng 150,6% so với quý trước trong bối cảnh giá nhà ngày càng leo thang, đắt đỏ, phân khúc bình dân và tầm trung dần biến mất khỏi thị trường.
Từ đầu quý II/2024 đến nay thị trường bất động sản tiếp tục ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực, khi cả nguồn cung và giao dịch đều được cải thiện. Tuy nhiên, từ số liệu thống kê cũng cho thấy, lượng tồn kho bất động sản tại các dự án trong quý II/2024 vào khoảng 17.105 sản phẩm bao gồm chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền.
Mặc dù lượng tồn kho bất động sản rất lớn, tuy nhiên, theo dự báo giá nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM dự báo khó giảm mà tiếp tục tăng thêm khoảng 5-10% vào nửa cuối năm nay.
Căn hộ TP. HCM chưa sổ đỏ hút khách: 'Đành liều mua thôi, cần nhà ở đã'; 'Săn’ mua căn hộ chưa sổ đỏ, giá tầm 2 tỷ ở vùng ven Hà Nội; Dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ: Hà Nội xử lý nghiêm, không có vùng cấm; BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết khó khăn... là những thông tin được quan tâm trong tuần.
Tổng giá trị tồn kho bất động sản ước tính đến cuối tháng 3/2024 khoảng hơn 286.000 tỷ đồng (tương đương hơn 11,4 tỷ USD). Chuyên gia cho rằng giá trị tồn kho thực chất phản ánh vướng mắc về pháp lý của các dự án và khó khăn về dòng tiền triển khai dự án của các chủ đầu tư.
Theo số liệu thống kê, tình trạng hàng tồn kho tăng của nhà phát triển bất động sản tăng mạnh. Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2023, lượng hàng tồn kho toàn ngành đạt gần 400.000 tỷ đồng. Điều này gây áp lực không nhỏ tới các doanh nghiệp bất động sản vì thời điểm này, lượng bán hàng của doanh nghiệp rất chậm.
Suốt thời gian qua, thị trường bất động sản gần như đóng băng, thanh khoản kém, thậm chí có những phân khúc trắng thanh khoản. Điều này dẫn tới tình trạng hàng tồn kho gia tăng mạnh, nhất là ở những phân khúc bất động sản có giá trị cao như biệt thự, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố…
Mặc dù, thị trường bất động sản cơ bản đã có những dấu hiệu khởi sắc, lượng giao dịch bất động sản quý III/2023 ghi nhận tăng nhưng lượng hàng tồn kho vẫn lớn. Cụ thể, cả nước có gần 17.000 sản phẩm bất động sản tồn kho.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh, hàng tồn kho tăng, có số lỗ cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Giải quyết hàng tồn kho trong giai đoạn này là một bài toán khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản khi thanh khoản tại phân khúc này dường như đang bị chậm lại.
Theo số liệu thống kê từ BCTC, tổng giá trị hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm 2022 của 10 doanh nghiệp bất động sản lớn rơi vào hơn 268.700 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối tháng 6 và tăng 34% so với cuối năm 2021.
Số liệu báo cáo cho thấy số ngày hàng tồn kho bất động sản (BĐS) đã cán mốc 1.500, tương đương phải mất gần 4 năm mới “xả kho” hết. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tập trung chủ yếu tại những phân khúc căn hộ hạng A và B.
Tình trạng tồn kho bất động sản thời gian qua đến từ các nguyên nhân như dịch Covid-19 làm chậm tiến độ dự án, vướng mắc thủ tục pháp lý hay năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế...
Năm 2020 thị trường bất động sản trải qua nhiều biến động, đặc biệt là sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid – 19 đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn kinh doanh thuận lợi và lãi ...