Theo Chủ tịch HoREA, giá nhà tăng liên tục nhiều năm qua, trên dưới 10% mỗi năm, dẫn đến tình trạng đầu cơ, găm giữ, làm méo mó thị trường và tiêu tốn nguồn lực lớn của xã hội.
Có một thực tế hiện nay là giá nhà đang ở mức cao kể cả ở khu vực nội thành hay vùng ven. Tâm lý chung của đa số người mua nhà hiện nay là chờ giá giảm rồi mới “xuống tiền” nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, người mua nhà càng chờ giá nhà giảm thì giá nhà lại cứ tăng từng ngày trong suốt những năm qua.
Theo giới chuyên gia, ở thời điểm cuối năm, thị trường bất động sản có cải thiện về thanh khoản nhưng nhìn chung, thị trường vẫn chưa trở lại đà giao dịch mạnh, bởi tình trạng các nhà đầu tư vẫn trong trạng thái nghe ngóng, chờ đợi dự án tốt nhất.
Khác với sự trầm lắng của nhiều loại hình, căn hộ chung cư là điểm sáng của thị trường bất động sản khi mức độ quan tâm và giá bán có xu hướng đi lên từ đầu năm đến nay. Vô hình trung đã nâng giá trị của phân khúc này trong giai đoạn hiện nay.
Thị trường bất động sản trải qua giai đoạn khó khăn, nhiều nút thắt chưa được gỡ bỏ khiến thanh khoản thị trường trầm lắng, ảm đạm. Đặc biệt, từ nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp bất động sản rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi dự án đình trệ, dòng tiền tắc nghẽn và áp lực trả nợ đè nặng. Dù khó khăn là vậy nhưng giá nhà vẫn tăng bất chấp dù thị trường giao dịch trầm lắng.
Báo cáo Chỉ số về khả năng chi trả nhà ở tại Châu Á Thái Bình Dương năm 2023 của Viện Đất đai đô thị (ULI) chỉ ra TPHCM và Hà Nội là 2 thành phố có giá nhà ở mức độ trung bình trong khu vực nhưng lại chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân.
Trước những nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản đồng thời, cởi trói tâm lý người mua nhà. Tuy nhiên, mức giá nhà ở lại quá cao so với thu nhập của người dân khiến người có nhu cầu mua nhà ở thực khó tiếp cận.
Thanh khoản của thị trường bất động sản thời gian qua cực kỳ “èo uột”, từ đó có thể thấy, tâm lý phòng thủ, chờ giá giảm sâu hơn của nhà đầu tư cũng như người mua nhà khiến thị trường nhà đất ảm đảm suốt một thời gian dài.
Thị trường căn hộ tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ghi nhận mức giá tăng mạnh. Trong đó, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng 44% theo năm; còn tại Hà Nội, vào thời điểm quý II/2023 giá bán sơ cấp căn hộ trung bình tăng 17% theo năm.
Nguyên nhân khiến giá căn hộ tăng, một phần do chi phí đầu vào, lãi suất, lạm phát ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu về loại nhà ở này luôn có và tăng không ngừng cùng quá trình đô thị hóa, nhất là sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực, trong khi nguồn cung dự án căn hộ lại khan hiếm…
Theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường, trong quý 4/2022, giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp tăng do căn hộ hạng sang, song giá bán đã giảm dần ở các phân khúc thấp hơn.
Theo báo cáo về thị trường nhà ở và bất động sản quý III/2022 vừa được Bộ Xây dựng công bố cho thấy tại khu vực nội đô gần như không còn nhà ở có giá dưới 25 triệu đồng/m2. Sản phẩm chủ đạo trên thị trường vẫn là căn hộ phân khúc trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu đồng - 50 triệu đồng/m2).
Tại TP HCM, thanh khoản thấp và giá sơ cấp ngày càng tăng từ thị trường căn hộ và biệt thự/liền kề dẫn đến do dự và khó khăn cho nhiều người muốn sở hữu hoặc đầu tư nhà ở. 3 tháng qua, nguồn cung sơ cấp thị trường căn hộ tại TP.HCM giảm xuống còn 6.600 căn.
Theo CBRE Việt Nam dự báo giá bán sơ cấp trung bình của phân khúc căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng kép trung bình hàng năm (CAGR) từ 8-10% tới năm 2024.
(CL&CS) - Theo các chuyên gia, phí dịch vụ của sàn bất động sản khoảng 2% và thường được chủ đầu tư tính vào giá bán nhà. Vì thế, nếu đề xuất được thông qua, giá nhà sẽ phải chịu thêm chi phí này.
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman&Wakafield Việt Nam nhìn nhận, thị trường BĐS các tháng cuối năm và nửa đầu năm 2023 sẽ vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá bán với loại hình bất động sản nhà ở.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng dự án nhà ở hạn chế, trong khi giá vẫn tăng so với cuối năm 2021, gần đây giá bất động sản đang chậm dần và có dấu hiệu chững lại.
Áp lực từ lạm phát dự kiến sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng giá BĐS, thanh khoản của thị trường đang phụ thuộc nhiều vào chính sách bán hàng và hỗ trợ tài chính từ các chủ đầu tư.
Việc hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm sẽ được đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa vào sử dụng vào cuối năm 2022 đang khiến giá đất nhiều tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Bình Phước… tăng nóng từng ngày.
Làn sóng tăng giá vật liệu xây dựng, cùng với hàng loạt chi phí liên quan trong việc triển khai dự án leo thang đang khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn, dự báo tạo gánh nặng lên giá nhà.