Sau kỳ báo cáo tài chính quý 3, nhiều doanh nghiệp ngành địa ốc có sức bật tăng trưởng trở lại với chỉ số doanh thu và lợi nhuận dương. Điều này cho thấy, thị trường bất động sản đã nhìn thấy điểm sáng và từng bước trong giai đoạn phục hồi. Kỳ vọng trong thời gian tới, khi chính sách đã đủ độ ngấm cùng với diễn biến lạc quan từ thị tường kinh tế thế giới, bất động sản tại Việt Nam sẽ trên đà phục hồi mạnh mẽ hơn.
Thị trường bất động sản trải qua giai đoạn khó khăn, nhiều nút thắt chưa được gỡ bỏ khiến thanh khoản thị trường trầm lắng, ảm đạm. Đặc biệt, từ nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp bất động sản rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi dự án đình trệ, dòng tiền tắc nghẽn và áp lực trả nợ đè nặng. Dù khó khăn là vậy nhưng giá nhà vẫn tăng bất chấp dù thị trường giao dịch trầm lắng.
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn vì tín dụng bị thắt chặt và các vướng mắc về pháp lý. Mặc dù, Chính phủ đã liên tục ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc nhưng xu hướng phục hồi ở các phân khúc còn chậm, nhà đầu tư ngại xuống tiền khiến giao dịch trầm lắng, đặc biệt là phân khúc đất nền.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý IV/2023 có thể thị trường sẽ chứng kiến nhiều thương vụ M&A bất động sản được giao dịch thành công. Tuy nhiên thời gian qua, mặc dù các hoạt động M&A diễn ra sôi động nhưng đa số các thương vụ mới chỉ dừng ở mức đàm phán, chưa thể “chốt đơn”, chỉ đâu đó xuất hiện một vài thương vụ được “chốt” thành công.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp bất động sản tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên đến 3.441 doanh nghiệp và có 1.067 doanh nghiệp bất động sản đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn.
Trong khi các chủ đầu tư liên tục tăng giá bán căn hộ, nguồn cung lại sụt giảm, khiến giấc mơ sở hữu căn hộ của người dân tại Hà Nội lại ngày càng khó khăn.
Thị trường bất động sản liên tục được đón tin vui trong thời gian gần đây. Bộ Xây dựng cho rằng, những tháo gỡ ban đầu về thể chế đã giúp thị trường bất động sản bắt đầu có những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua số lượng giao dịch và nguồn cung mới tại các tỉnh thành trong cả nước.
Hoạt động M&A và kêu gọi đầu tư từ các quỹ đầu tư đang giúp các chủ đầu tư tìm ra lối thoát cho các dự án chậm tiến độ do thiếu vốn. Hoạt động này đang được nhiều nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước tích cực "săn hàng" dịp cuối năm. Tuy nhiên, vướng mắc về pháp lý là rào cản làm cho các thương vụ chưa thể tiến hành làm hoạt động này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, đa số người dân lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng để ổn định dòng tiền. Chính điều này đã khiến cho lượng giao dịch nhà đất giảm sút, doanh nghiệp trong ngành ngày càng thiếu vốn trầm trọng.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã có những biện pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) trong việc kịp thời ban hành những chính sách gỡ khó. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn cần có thời gian dài để thẩm thấu. Đa số các dự án bị vướng mắc nằm ở vấn đề pháp lý và khó khăn của doanh nghiệp vẫn là dòng tiền. Chính vì vậy, nhà đầu tư, doanh nghiệp trông đợi rất nhiều vào kỳ họp tới của Quốc hội, đặc biệt là việc thông qua các luật sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), việc quy định điều kiện phải có Giấy chứng nhận (đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước), đang là rào cản đối với các chủ đầu tư chuyển nhượng dự án (M&A) trong trường hợp đang gặp khó khăn về tài chính.
Chung cư nhà ở xã hội tại lô B4-2 thuộc khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (The Ori Garden) với hệ tiện ích đa dạng, vượt trội tiên phong xác lập tiêu chuẩn mới về NOXH. Dự án hướng tới tạo dựng và phát triển cuộc sống bền vững cho cộng đồng cư dân.
Trước tình hình thanh khoản của thị trường bất động sản thấp, nhiều chủ đầu tư chọn phương án tung nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng. Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đây cũng là thời điểm hấp dẫn với người mua nhà.
Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định rằng, dù nhu cầu về Nhà ở xã hội rất lớn đang ngày càng gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhưng thị trường vẫn xảy ra hiện tượng vừa thiếu vừa ế và khoảng cách ngày càng xa giữa giá nhà ở và thu nhập. Nguyên nhân được đánh giá là do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì vướng mắc nhiều thủ tục, còn đối với người dân thì người cần mua thì không mua được trong khi chính sách hướng đến người không cần mua.
Trong giai đoạn thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thì phía Bắc và phía Đông được kỳ vọng là 2 khu vực tiềm năng nhất của thị trường bất động sản Hà Nội.
Những khu trung tâm có hạ tầng phát triển đồng bộ, giá bất động sản (BĐS) còn thấp so với khu vực lân cận được giới đầu tư gọi là “long mạch” mới, và có một nơi như vậy đó là Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Không còn cảnh xếp hàng dài chờ đấu giá, chốt giao dịch gấp 2 - 3 lần giá khởi điểm, nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương đang vắng bóng khách hàng. Tuy nhiên, tại một khu vực, loại hình này vẫn diễn ra sôi động trong quý III và đầu quý IV/2023.