Trước việc thiếu hụt dòng tiền, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu lại tổ chức, sản phẩm, hoạt động tài chính để chọn hướng đi an toàn hơn.
Nhiều nhà đầu tư quan niệm "mua vào khi thị trường trầm lắng và bán ra khi thị trường sôi động". Do đó, khi thị trường trầm lắng nhũng nhà đầu tư có sẵn dòng tiền cho rằng đây là thời điểm đi "săn hàng" tốt, giá hợp lý.
(CL&CS) – Trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động, chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư cần tìm hiểu và nghiên cứu thận trọng các yếu tố về pháp lý, quy hoạch, lịch sử giao dịch của tài sản…
Theo Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, thời gian qua, “bão tố” liên tục dồn tới với bất động sản khiến thị trường bị “gãy”, dự báo sẽ còn khó khăn từ nay đến cuối năm.
Thời điểm cuối năm được coi là giai đoạn bội thu của thị trường bất động sản, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng, chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã chạy hết hạn mức tín dụng, chỉ còn một số ngân hàng được tăng room có thể tiếp tục cho vay. Để có vốn trong những tháng cuối năm này, rất nhiều DN phải vay với lãi suất rất cao, thậm chí 20 - 30%/năm.
Công ty Cổ phần Tasco (Mã CK: HUT) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 với doanh thu và lợi nhuận khởi sắc so với cùng kỳ. Tuy nhiên điều đáng nói là khoản trả nợ gốc vay đã kéo dòng tiền của HUT âm hơn 285 tỷ đồng. Trước đó, doanh nghiệp tiếp tục thể hiện tham vọng lớn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khi rót thêm 100 tỷ đồng vào Tasco Land – công ty con của HUT.
Đó là nhận định của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn khi trong 8 tháng đầu năm 2022 lượng quan tâm đến bất động sản (BĐS) tại TP HCM tăng 17% trong khi Hà Nội chỉ tăng 4%.
(CL&CS) - Nhiều người tưởng rằng các nhà đầu tư sẽ đổ tiền mua bất động sản để bảo toàn giá trị tài sản, đồng tiền trong bối cảnh lạm phát, nhưng thực tế là nhiều người do dự thận trọng khi giá bất động sản vẫn ở mức rất cao.
Theo lý giải của chuyên gia, mặt bằng giá bất động sản tại khu vực miền Bắc đã bị đẩy lên cao, do đó dòng tiền của nhà đầu tư quay về lại những khu vực có mặt bằng giá ổn định hơn như miền Trung và miền Nam.
Trước tình trạng tồn kho tại nhiều doanh nghiệp địa ốc tăng cao, cùng với đó tình hình tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế đã kéo doanh nghiệp lâm vào tình trạng “đói vốn”, dòng tiền âm liên tục và phải gia tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền.
Dòng tiền kinh doanh 6 tháng đầu năm của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) giảm đến 83% so với cùng kỳ xuống còn 2.281 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ phải trả tính đến ngày 30/6/2022 của Hòa Phát cũng ở mức 107,6 nghìn tỷ đồng.
Các chuyên gia nhận định, hiện nay thị trường vẫn còn tâm lý chờ đợi, dòng tiền sẽ phải dịch chuyển kênh đầu tư. Những ai đang tham gia vào thị trường bất động sản lúc này sẽ cần phải am hiểu hơn, mất nhiều thời gian nghiên cứu hơn để có những quyết định chính xác.
Dù không phải là nhóm ngành dẫn đầu về lượng phát hành trái phiếu nhưng các doanh nghiệp bất động sản đang là khối chịu nhiều áp lực nhất về thời hạn trả nợ trái phiếu trong năm nay và hai năm sau.
Sau khi tạo ra những cơn sốt đất ở nhiều vùng nông thôn tại khắp các tỉnh, thành trên cả nước thì hiện nay dòng tiền đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường
Theo Báo cáo tài chính quý II/2022 vừa được CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã CK: KDH) công bố, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp âm hơn 2.000 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu năm 2022, Phục Hưng Holdings (mã: PHC) ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm nặng. Đáng nói, hầu hết tài sản của doanh nghiệp này được tài trợ bởi nợ.